Quan hệ ngoại giao Hàn_Quốc

CHDCND Triều Tiên

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-unTổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đang bắt tay nhau.

Tái thống nhất với CHDCND Triều Tiên là một chủ đề chính trị đang được bàn luận rất sôi nổi ở Hàn Quốc hiện nay, thậm chí, người ta còn đã đề cập đến khả năng áp dụng thể chế chính trị "một quốc gia, hai chế độ" để tái thống nhất bán đảo, nhưng hiện vẫn chưa có hiệp định hoà bình nào được ký kết, khiến cho đề xuất trên hay các ý kiến khác mới chỉ dừng lại ở mức ý tưởng. Luật an ninh quốc gia Hàn Quốc hiện vẫn không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, những ai tỏ thái độ ủng hộ, tuyên truyền hoặc phát biểu, diễn thuyết ca ngợi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể bị kết án lên tới 10 năm tù giam[24][25][26]. Tổng thống Roh Moo-hyun đã từng nghĩ tới việc dỡ bỏ luật này, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được thực thi.

Cả Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều tuyên bố chủ quyền của mình đối với toàn bộ bán đảo và các hòn đảo xa bờ, cả hai cũng đồng thời coi chính quyền của họ là chính quyền hợp pháp duy nhất trên bán đảo Triều Tiên. Những nỗ lực hòa giải giữa hai miền vẫn tiếp tục tiếp diễn kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Tuy nhiên tiến trình hòa giải này hứa hẹn vẫn sẽ còn phức tạp sau các vụ thử tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên thời gian gần đây, khiến cho mối quan hệ giữa hai miền trở nên căng thẳng. Năm 2017, tân Tổng thống Moon Jae-in lên nắm quyền, hứa hẹn sẽ đem lại những thay đổi lớn nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nhà nước. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2014, số người Hàn Quốc được hỏi có cái nhìn tích cực về CHDCND Triều Tiên chỉ chiếm 3%, tuy nhiên theo một cuộc khảo sát khác vào năm 2017 của chính phủ, có tới 56% người Hàn Quốc ủng hộ việc thống nhất với miền Bắc.[68][69]

Vào năm 2018, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đã tổ chức 3 hội nghị thượng đỉnh liên Triều vào tháng 4, tháng 5, và tháng 9.

Nhật Bản

Mặc dù là hai quốc gia láng giềng và đều là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Bắc Á, người dân (đặc biệt là các thế hệ trung và cao tuổi Hàn Quốc) đa phần đều có cái nhìn tiêu cực đối với Nhật Bản, nguyên nhân chủ yếu do phải chịu cai trị của Nhật Bản trong 35 năm kể từ khi Nhật chiếm bán đảo Triều Tiên vào năm 1910. Dù Nhật Bản đã trao trả độc lập cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên vào năm 1945 nhưng phải chờ đến tận năm 1965 thì hai quốc gia mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhật Bản hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc.[70]

Trong giai đoạn bán đảo Triều Tiên bị Đế quốc Nhật Bản xâm lược và đô hộ (1910-1945), hàng trăm nghìn người Triều Tiên đã cộng tác với thực dân Nhật để đàn áp những đồng bào đấu tranh đòi độc lập. Ngày nay, sử sách Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc gọi những người Triều Tiên cộng tác với quân Nhật là "Ngụy quân". Tại Hàn Quốc thì luật pháp có hẳn 1 quy định về đối tượng này, Trung tâm Sự thật và Công lý Lịch sử (CHTJ) đã lập ra cả 1 danh sách 4.389 người từng cộng tác với Nhật để xét lý lịch với con cháu của họ, đến năm 2019, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng “xóa sạch những dấu tích của việc cộng tác với Nhật Bản là điều nên được thực hiện từ lâu”.[71]

Hai quốc gia hiện cũng đang có những tranh chấp trong việc tuyên bố chủ quyền đối với đảo Liancourt. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời của họ [72][73][74][75], dẫn đến những tranh cãi gay gắt và hiện nay vẫn chưa tìm được biện pháp giải quyết. Ngoài ra, giữa 2 nước gần đây cũng bắt đầu xảy ra những mâu thuẫn liên quan đến vấn đề thương mại, bắt nguồn từ việc toà án Tối cao Hàn Quốc ra bản án buộc các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như Mitsubishi, Toyota, Sumitomo,... phải bồi thường thiệt hại cho những người Hàn Quốc bị ép buộc lao động khổ sai trong thời kỳ Phát xít Nhật chiếm đóng Triều Tiên, Nhật Bản không đồng ý vì cho rằng vấn đề đó đã được giải quyết từ hiệp ước năm 1965 khi nước này tiến hành bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc, đồng thời áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu các nguyên vật liệu dùng trong công nghệ cao sang Hàn Quốc và gạch tên nước này khỏi danh sách các quốc gia được hưởng ưu đãi thương mại từ Chính phủ Nhật Bản[76], Hàn Quốc đáp trả bằng các biện pháp tương tự, trong đó bao gồm việc chấm dứt hiệp định chia sẻ thông tin tình báo chung đã được ký kết với Nhật Bản từ trước đó (hay còn được biết đến với tên gọi Thỏa thuận An ninh chung về Thông tin Quân sự (GSOMIA))[77], dẫn đến nguy cơ bùng phát một cuộc "Chiến tranh thương mại" mới với tính chất và mức độ rủi ro tương tự như Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, đáng lo ngại hơn, cuộc chiến này sẽ nổ ra giữa 2 nền kinh tế hàng đầu tại châu Á[78][79], gây gián đoạn chuỗi cung ứng cho các sản phẩm công nghệ cao trên toàn cầu[80] đồng thời đẩy giá thành của các sản phẩm công nghệ đó lên cao[81], mặc dù đã có một số cuộc gặp cấp cao được tổ chức, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một cuộc đàm phán song phương chính thức nào để giải quyết dứt điểm các vấn đề phức tạp trên.

Chính phủ Hàn Quốc kiểm duyệt khắt khe các bộ phim, trò chơi, âm nhạc của Nhật Bản do tâm lý bài Nhật kể từ sau thời kỳ Triều Tiên thuộc Nhật thông qua luật kiểm duyệt truyền thông Nhật Bản tại Hàn Quốc. Tính đến năm 2018, Hàn Quốc vẫn còn cấm phát sóng phim truyền hình Nhật Bảnâm nhạc Nhật Bản trên truyền hình mặt đất tại Hàn Quốc.[82] Năm 2014, bài hát tiếng Hàn Uh-ee của ban nhạc Hàn Quốc Crayon Pop bị KBS cấm phát sóng vì có từ tiếng Nhật pikapika trong lời bài hát.[83] Năm 2018, nhóm nhạc nữ IZ*ONE có các bài hát có tiếng Nhật không được phép phát sóng trên truyền hình mặt đất vì nội dung đậm 'màu sắc Nhật Bản', Fuji News Network nhận xét "sự ghê tởm đối với văn hóa Nhật Bản tại Hàn Quốc vẫn còn rất mạnh mẽ".[84]

Trung Quốc

Đại sứ quán Hàn Quốc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hàn Quốc nhìn chung là rất thù địch vào khoảng thời gian trước những năm 1980, khi ấy Trung Quốc chỉ công nhận chính quyền Bắc Triều Tiên trong khi Hàn Quốc chỉ công nhận chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan. Hàn Quốc trở thành quốc gia châu Á cuối cùng thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 24 tháng 8 năm 1992. Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Hàn Quốc đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó: đầu tưchuyển giao công nghệ, thương mại, du lịch và văn hóa là những yếu tố quan trọng nhất để tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nhà nước.

Mối quan hệ giữa hai nước đã xấu đi đáng kể vào cuối năm 2016 sau khi Hàn Quốc tuyên bố ý định triển khai THAAD (Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối) trên lãnh thổ nước này, một động thái mà Trung Quốc phản đối gay gắt. Hoa Kỳ tuyên bố rằng việc triển khai THAAD hoàn toàn là một biện pháp phòng thủ, chỉ nhắm vào Bắc Triều Tiên và không có ý định đe dọa lợi ích an ninh của Trung Quốc, song chính phủ Trung Quốc lại coi đây là một động thái chống lại họ [85]. Trung Quốc đã áp đặt một chiến dịch tẩy chay không chính thức đối với Hàn Quốc trong nỗ lực ngăn chặn họ triển khai hệ thống tên lửa. Truyền thông đã đưa tin về việc công dân Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm có xuất xứ từ từ Hàn Quốc chẳng hạn như xe hơi của Hyundai, điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ của Samsung, LG,... Hàng hóa của Hàn Quốc sau đó bị loại bỏ khỏi kệ hàng siêu thị tại Trung Quốc, nhiều thương hiệu bán lẻ lớn như Lotte, CJ đóng cửa cơ sở kinh doanh hoặc thậm chí rút lui hoàn toàn khỏi thị trường tỷ dân này[86], trong khi khách du lịch và nhiều công ty du lịch Trung Quốc hủy các chuyến đi đến Hàn Quốc [87][88][89]. Tuy nhiên, vào cuối tháng 10 năm 2017, hai nước đã kết thúc cuộc tranh chấp ngoại giao kéo dài gần 1 năm và đã nhanh chóng nỗ lực để đưa mối quan hệ giữa hai chính phủ trở lại đúng hướng, kể từ đó, tất cả các lệnh cấm vận về kinh tế và văn hóa của Trung Quốc đối với Hàn Quốc cũng được dỡ bỏ, cùng với đó là sự hợp tác về chính trị, an ninh, kinh tế và trao đổi văn hóa giữa hai nước đã dần trở lại trạng thái bình thường.

Vào ngày 29 tháng 11 năm 2010, tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bị rò rỉ bởi Wikileaks đã đề cập đến nội dung của một cuộc trò chuyện giữa hai quan chức Trung Quốc ẩn danh với Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Chun Yung-woo. Trong cuộc trò chuyện, hai quan chức này đã tuyên bố rằng chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẵn sàng ủng hộ một bán đảo Triều Tiên thống nhất dưới quyền chính phủ miền Nam, miễn là chính quyền này không thù địch với Trung Quốc[90].

Một cuộc khảo sát được công bố vào năm 2019 bởi Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 63% người Hàn Quốc có quan điểm tiêu cực về Trung Quốc [91].

Việt Nam

Sau năm 1975, cùng với những sự khác biệt về quan điểm chính trị kết hợp với hàng loạt chính sách bao vây, cấm vận từ phía Mỹ, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng trở nên khó khăn. Vào đầu năm 1980, khi Mỹ bắt đầu nới lỏng chính sách cấm vận vì lý do thiếu lương thực phục vụ cho quân đội trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mối quan hệ này đã dần được cải thiện đáng kể, hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc thời bấy giờ chủ yếu là gạolúa. Cho đến năm 1990, khi Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa thì mối quan hệ này đã dần tốt hơn, đồng thời, sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Hàn Quốc thì chính phủ Hàn Quốc ngay sau đó đã cùng với các doanh nghiệp nước này ào ạt tiến hành đầu tư vào Việt Nam, xuất phát từ cơ sở hạ tầng, giáo dục, thành lập các công ty liên doanh Việt-Hàn, cho đến hợp tác phát hành, xuất khẩu và truyền bá rộng rãi các thể loại phim ảnh, chương trình truyền hình, âm nhạc, văn hóa... vào thị trường Việt Nam. Tới đầu năm 1996, ngôi trường được Hàn Quốc đầu tư 100% vốn tại Việt Nam đầu tiên đã được khánh thành nhằm tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ hữu nghị Việt - Hàn.

Việt Nam còn biết đến là một quốc gia Đông Nam Á gần gũi nhất với Hàn Quốc bởi nét đặc trưng về văn hóa, phong tục tập quán, ngày lễ cũng như các hoạt động dân dã, ngoài ra, người Việt cũng có tính cách quyết tâm, cố gắng phấn đấu, chịu khó và ham học hỏi - điều mà mỗi dân tộc Á Đông đều quý trọng đặc biệt là Hàn Quốc - quốc gia luôn có quan niệm cứng rắn trong việc xây dựng chính sách kinh tế theo đường lối khắc khổ, đề cao sự tự cường, tự lực, tận tâm và cống hiến.

Ngoài ra, ban đầu; hình ảnh, văn hóa, thời trang, lối sống kiểu Hàn Quốc còn thâm nhập, truyền bá nét đặc trưng của mình vào cuộc sống của người Việt (đặc biệt là thế hệ trẻ) một cách mạnh mẽ và sâu rộng, nhưng sau đó; chính phía Hàn Quốc lại có chiều hướng bị hình ảnh Việt Nam chinh phục, ví dụ nhiều người Hàn như sinh viên, doanh nhân, nghệ sĩ (đặc biệt là tầng lớp những người trẻ tuổi) đều chọn Việt Nam làm điểm đến để du lịch, sinh sống và khởi nghiệp lâu dài, ngoài ra, các giá trị văn hóa nghìn năm của người Việt, nét đặc trưng lâu đời cũng là một khía cạnh quan trọng mà phía Hàn Quốc còn phải học hỏi thêm từ phía Việt Nam để cải thiện văn hóa của chính mình ngày càng tốt hơn nữa.

Tính đến năm 2018, Việt Nam đã đón tổng cộng 3.485.406 lượt khách Hàn Quốc sang du lịch, con số này chỉ đứng sau khách Trung Quốc (4.966.468 khách du lịch). Các chuyến bay từ Việt Nam đến Hàn Quốc chiếm 44,5% lưu lượng truy cập ra nước ngoài trong năm 2018. Ngược lại bên phía Hàn Quốc, Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà LạtHội An là những điểm đến hàng đầu mà khách du lịch nước này lựa chọn muốn ghé thăm khi đến Việt Nam. Từ năm 2011 đến nay, Hàn Quốc luôn giữ vững ngôi vị là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2017, kim ngạch thương mại hai nước đạt 64 tỷ USD. Nhờ đó, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc. Ngược lại, Hàn Quốc cũng là bạn hàng thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ 2 về lượng vốn hỗ trợ ODA cho Việt Nam chỉ đứng sau Nhật Bản. Quy mô trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc chiếm hơn 40% tổng quy mô trao đổi thương mại giữa Hàn Quốc và các nước ASEAN. Theo một thống kê thì tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đóng góp tói 28% tổng GDP của Việt Nam trong năm 2018[92]

Hoa Kỳ

Tổng thống Moon Jae-in cùng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày 30 tháng 6 năm 2017.

Mối quan hệ đồng minh chiến lược, chặt chẽ giữa hai nước được bắt đầu từ ngay sau Thế Chiến II, sau khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Theo quyết định của Hội nghị Yalta, Hoa Kỳ đã tạm thời tiếp quản miền nam bán đảo Triều Tiên trong vòng ba năm (trong khi đó Liên Xô tiếp quản miền Bắc). Năm 1948, với sự ủng hộ của Mỹ, Lý Thừa Vãn đã thành lập nên nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc). Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào năm 1950, quân đội Hoa Kỳ đã được gửi đến để giúp đỡ nhà nước Hàn Quốc non trẻ chống lại các cuộc tấn công từ phía Bắc Triều Tiên. Sự tham chiến của Hoa Kỳ đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn thất bại gần như chắc chắn của Hàn Quốc trước quân đội Bắc Triều Tiên. Sau Chiến tranh, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì một số lượng rất lớn các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Hàn Quốc. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2009 tại thủ đô Luân Đôn, Vương quốc Anh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố rằng: Hàn Quốc – là "một trong những đồng minh thân cận nhất và cũng là một trong những người bạn tuyệt vời nhất của Hoa Kỳ"[93]. Hàn Quốc hiện là một trong những đồng minh không thuộc khối NATO quan trọng của Hoa Kỳ cùng với các quốc gia: Argentina, Australia, Bahrain, Israel, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Maroc, New Zealand, Philippines, và Thái Lan.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hàn_Quốc http://www.globalresearch.ca/south-koreas-armed-fo... http://www.rom.on.ca/news/releases/public.php?medi... http://chr.sagepub.com.ezproxy.library.ubc.ca/cont... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-11/2... http://mistletoe.co/index.html http://www.allacademic.com/meta/p_mla_apa_research... http://www.ameinfo.com/66004.html http://www.brecorder.com/world/global-business-a-e... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/322280/S... http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2010/...